Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu - Ngày III Tuần Bát nhật Giáng Sinh | THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ - Lễ kính (Ga 20,2-8) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU - NGÀY III TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH
THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ - Lễ kính
TIN MỪNG: Ga 20,2-8

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I:

Điều đã có từ thuở ban sơ, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt điều chúng tôi đã ngắm nhìn, và tay chúng tôi đã sờ đến về Ngôi Lời hằng sống: là sự sống đã tỏ luyện, và chúng tôi đã đừng thấy.

Tín thư hôm nay chúng ta bắt đầu nghe là một suy gẫm cá nhân của Gioan. Người nhớ lại, Người thấy trước mắt những cảnh tượng Tin Mừng. Mọi giác quan: mắt, tai, tay Ngài đều nhớ lại giọng nói, khuôn mặt của Chúa Giêsu.

“Điều tay chúng tôi đã sờ đến". Không, mầu nhiệm nhập thể không phải là một mộng tưởng. Gioan vào số những người đã chạm đến Chúa Giêsu. Tay Người đã cầm lấy tay Chúa. Đó là lý do tại sao những bài đọc này được đề ra trong những ngày kính mầu nhiệm nhập thể.

Chúng ta vẫn muốn có các chứng tích có thể sờ mó được Chúng ta thích được chứng nghiệm xác thực. Nếu đức tin chúng ta sống động hơn, âu là chúng ta cũng có được cuộc tiếp xúc với Chúa như Gioan.

Thánh Thể thực là Chúa Giêsu trong tay chúng ta.

Đối với những người chọn việc rước lễ “trong tay ", thì đây là một bài gẫm rất thực tế : điều tay chúng ta đã sờ là sự sống đã tỏ hiện”

Sự sống đã tỏ hiện, và chúng tôi đã từng thấy, chúng tôi làm chứng và chúng tôi loan truyền cho các con sự sống đời đời?

Chúa Giêsu là “Lời " của Thiên Chúa, người tỏ bày Chúa Cha.

Thiên Chúa không phải là “sự vật nào đó” mà là “ai đó”. Thiên Chúa không phải là tĩnh tịch, bất động, đông cứng, thụ động, vô cảm. Thiên Chúa, là “sự sống", năng động, hoạt lực, tư tưởng, lời nói, Thiên Chúa sống động.

Để hiểu rõ hơn điều đó, phải gợi lên những hình ảnh, dầu cho bất toàn, đó là cách thế để chúng ta có được ý tưởng về sự sống này.

Thiên Chúa như một hài nhi hân hoan, vì sức sống mới của nó, sức sống ngập tràn.

Thiên Chúa như một bộ não sống động đầy những ý tưởng phức tạp.

Thiên Chúa như một người trưởng thành có trách nhiệm, nhiều kế hoạch, tư tưởng và hoạt động. Thiên Chúa là “sự sống".

Và Thiên Chúa thông ban mọi sự đó bằng một “lời " được diễn tả hoàn toàn nơi Chú a Giêsu Kitô.

Đến lượt tôi được mời gọi để sống, chia sẻ sự sống Thiên Chúa là “tưởng”, "nghĩ', “yêu", “làm việc”, “hành động như người"... là có sản sinh sự sống của Chúa Giêsu. Do đó suy gẫm thật là điều quan trọng.

Sự sống đời đời đã có nơi Chúa Cha và đã tỏ hiện cho chúng ta. Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, thì chúng tôi loan truyền cho các con, để các con hiệp nhất với chúng tôi, và chúng tôi hiệp nhất với Chúa Cha, và với Chúa Giêsu Kitô, Con của Người.

“Đời sống" Thiên Chúa cốt yếu là "đời sống tình yêu”, “đời sống gia đình” . Đó là đời sống của nhiều người hiệp nhất với nhau. Một cuộc sống, phụ tử, thảo hiếu, phu phụ. Chúng ta lại dùng đến những so sánh kiểu con người để thấy đây là tình yêu của người mẹ thông hiệp trọn vẹn với con mình... tình yêu của đôi bạn hoàn toàn hiệp nhất... sự hiệp nhất của một gia đình hạnh phúc.

Tất cả điều này được nhân số đến vô tận, được thể hiện hoàn hảo.

Bài đọc II: Ga 20,2-8

Mọi sự đều nằm trong mầu nhiệm của Chúa Kitô. Hôm kia, chúng ta đã mừng mầu nhiệm Nhập thể. Hôm qua, chúng ta đã gởi lên mầu nhiệm Cứu độ và thánh giá, ngang qua Thánh Stêphanô tử đạo. Hôm nay, chúng ta suy niệm về mầu nhiễm Phục sinh, nhờ chứng tá của Thánh Gioan.

Thực sự Giáo hội luôn nhấn mạnh để chúng ta không dừng lại ở “Chúa Giêsu bé thơ". Ngay cả lễ Noel cũng không phải là lễ mang màu sắc trẻ thơ: Chỉ Đức tin có thể cho phép và giải thích và vượt qua những “dấu chỉ” vật chất để tiến tới mầu nhiệm” được giấu ẩn đàng sau con trẻ nằm trong máng cỏ.

Ngày thứ nhất trong lần, Maria Mađalêna chạy đến gặp Simon Phêrô và môn đệ khác mà Chúa Giêsu yêu...

Gioan đã tự nới về mình với nét đặc thù như thế: “Người môn đệ Chúa yêu". Thái độ mạnh dạn biết bao? Nó lộ diện ra bên ngoài khiến Nhóm Mười Hai phải ghen tức (Ga. 21,22-23). Phêrô cũng ngạc nhiên trước cử chỉ ưu ái của Chúa Giêsu đối với Gioan.

Những chọn lựa của Thiên Chúa thật bí hiểm và không thể hiểu được: mỗi người nhận lãnh một ơn gọi đặc thù.

Phêrô đã nhận ơn gọi đứng đầu trong nhóm Mười Hai.

Gioan đã nhận ơn gọi làm “kẻ được Chúa Giêsu yêu mến”.

Trong hai vai trò trên, ta không thể nhận ra hai phương diện luôn cần thiết trong Giáo hội sao?

Phận sự mang trách nhiệm điều hành trong cơ chế Giáo hội. Phận sự tác động nội tâm trong Giáo hội.

Lạy Chúa, xin ban cho tất cả chúng con đón nhận những phận vụ mà Chúa muốn chúng con thực thi. Xin giúp con không nên so đo hơn kém, nhưng tin vào giá trị của mọi ơn gọi. Ơn gọi “cao cả " nhất... hay ơn gọi âm thầm nhất... cũng đều cần thiết.

Phêrô và Gioan cả hai cùng chạy đến mộ. Gioan chạy nhanh hơn và đến mộ trước ông không vào. Phêrô theo sau cũng đến và đi vào trong mộ.

Chắc chắn, vị thánh sử có ý định sắp đặt những chi tiết trên. ông muốn đặt Phêrô lên trước.

Rõ ràng, Gioan muốn kính trọng địa vị của Simon Phêrô mà Chúa Giêsu đã trao đặt. "Con là Đá, và trên Đá này, Thầy sẽ xây Giáo hội Thầy". Do đó, ông đã nhường cho Phêrô.

Trong Giáo hội, người ta không chiếm đoạt địa vị. Người ta lãnh nhận chứng từ Thiên Chúa.

Ở đây cũng đề cao một tác động đức tin. Tôi có thái độ trân trọng đối với các thừa tác vụ trong Giáo hội như thế không?

Bấy giờ môn đệ đã đến tnrớc cũng vào, ông đã thấy và đã tin.

Ông thấy gì?

Dấu chỉ đã khiến ông tin là gì?

ông thấy khăn liệm xác còn đó, và khăn che mặt để trên phía đầu Người, không để chung với khăn liệm xác, nhưng đã cuốn riêng để vào một chỗ.

Những dấu hiệu nghèo nàn! Những dấu hiệu rất tầm thường và khiêm tốn.

Khi nhìn “tảng đá che mộ bia lăn ra ngoài", chắc chắn ông đã nghĩ trong đầu, có thể xác bị lấy đi. Nhưng khi thấy những khăn tẩm liệm được xếp đặt đúng chỗ cẩn thận, ông mới bắt đầu tin " Chúa đã sống lại.

Thật là hữu ích biết bao khi đọc những chi tiết tầm thường trên, do những người chứng trực tiếp cung cấp!

Ngay trong đời sống chúng ta, cũng luôn hiện diện những dấu chỉ mà Thiên Chúa thực hiện cho ta. Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết cắt nghĩa chúng. Những dấu chỉ tầm thường mà Thiên Chúa trao cho tôi, hiện nay trong cuộc sống là những dấu chỉ nào? Đã giúp Đức tin của tôi lớn lên…

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Ngôi mộ trống

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại về ngôi mộ trống để chứng minh Đức Giê-su đã từ cõi chết sống lại.

Đặt bài Tin Mừng này vào ngày lễ kính thánh sử Gio-an Tông Đồ, Phụng vụ muốn chúng ta nhìn ngắm tháng Gio-an như là mẫu gương niềm tin vào Chúa Giê-su.

2. Thánh Gio-an là vị Tông Đồ “đã dựa đầu vào ngực Chúa trong bữa tiệc ly”:

- Đã nhận Đức Ma-ri-a làm mẹ mình khi đứng dưới chân thánh giá.

- Cũng là môn đệ đầu tiên tin Chúa sống lại (Ga 20,2-8), có thể được coi như là nhà thần học về Mầu Nhiệm Phục Sinh. Cũng vì thế mà ta đọc Tin Mừng của ngài hằng ngày trong Mùa Phục Sinh.

3. Thánh Gio-an cũng là người công bố Mầu Nhiệm Nhập Thể, như ngài đã viết: “Ngôi Lời đã thành người phàm và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14). Vì thế thật hợp lý được mừng kính ngài trong tuần bát nhật mừng Chúa Giáng Sinh. Và hôm nay bắt đầu đọc thư ngài viết cho giáo dân biết “Những gì ngài đã thấy tận mắt” (1Ga 1,14).

4. Thánh Gio-an thực sự đã sống thân mật với Chúa Ki-tô, đã gặp gỡ Chúa trên bờ sông Gio-đan, đã cùng Phê-rô và Gia-cô-bê chứng kiến Chúa biến dạng trên núi Ta-bo, đã ở bên Chúa tại vườn Cây Dầu. Chỉ mình vị Tông Đồ này được thấy Chúa chết và táng xác Người.

Thánh Gio-an đã giữ kỹ những kỷ niệm đó. Và các kỷ niệm ấy đã soi sáng dẫn dắt cả đời sống ngài. Ngài sống trường thọ, là Tông Đồ chết sau hết vào năm 100.

Từ kinh nghiệm về đời sống thân mật với Chúa, ngài đã có thể xác quyết: Thiên Chúa là Tình Yêu. Và yêu mến Chúa cốt ở giữ giới răn của Người.

Thân thế của thánh Gio-an Tông Đồ:

- Ngài là tác giả quyển sách Tin Mừng thứ IV, ba lá thư và sách Khải Huyền.

- Ngài là em của ông Gia-cô-bê, xuất thân từ Bết-sai-đa, nơi gia đình Gia-cô-bê làm nghề đánh cá.

- Gio-an cũng như anh mình, có tinh thần nóng nảy, bồng bột nên Đức Giê-su đã gọi hai anh em là “Con của thần sấm sét”.

- Đầu tiên Gio-an là môn đệ của Gio-an Tẩy Giả, sau đó là môn đệ Đức Giê-su.

- Đức Giê-su đã tin tưởng ngài cách đặc biệt, điều này nổi bật ở việc: trước khi chết Đức Giê-su đã trối Đức Mẹ cho ngài (Ga 19,26-27).

- Đối với Gio-an, Đức Giê-su là Ngôi Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa. Người đã ban cuộc sống cho trần gian qua cuộc nhập thể, qua Lời và hành động, qua cái chết và qua cuộc phục sinh, qua việc sai các môn đệ đi rao giảng.

(Xem Phụng Vụ Chư Thánh tập II của linh mục Augustinô Nguyễn VĂn Trinh)

5. Hôm nay mừng lễ thánh Gio-an Tông Đồ, chúng ta hướng về ngài với lòng cảm phục vì “Ông đã thấy và đã tin”. Chính vì Gio-an luôn gần gũi Chúa nên ông tõ ra sẵn lòng tin hơn. Trước hang đá Bê-lem, chúng ta đã thấy Hài Nhi Giê-su sinh ra; chúng ta đã tin thế nào và sống niềm tin ấy ra sao trong cuộc sống hằng ngày?

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.